Bốn năm sau ngày được bầu chọn, bên ngoài Giáo hội tầm mức được mến chuộng của Đức Phanxicô vẫn còn giữ nguyên, nhưng bên trong Giáo hội thì đã suy giảm.
Triều giáo hoàng của Đức Phanxicô đang ở trong độ trưởng thành. Ngày 13 tháng 3 sắp tới, Đức Phanxicô đã ở ngôi Thánh Phêrô bốn năm. Về mặt sức khỏe, con người rắn chắc và làm việc không mệt mỏi vẫn mạnh. Ngài vừa mừng sinh nhật 80 tuổi ngày 17 tháng 12-2016. Ngài chưa tỏ ra có một dấu hiệu nào cho thấy sức làm việc của ngài bị giảm bớt. Ngài nói, mình ngủ “say như chết”, ngài tràn đầy năng lực. Theo gương vị tiền nhiệm của mình, Đức Phanxicô nhiều lần nhắc đến việc mình sẽ từ nhiệm, nhưng viễn cảnh này chưa thấy ngay. So sánh như thế này thì không mang một ý nghĩa nào, vì Đức Bênêđictô XVI từ nhiệm khi ngài đã 86 tuổi, Đức Gioan-Phaolô II qua đời khi ngài còn tại chức, một tháng trước khi ngài được 85 tuổi.
Như tất cả những người ở tuổi của mình, ngày tháng còn lại của Đức Phanxicô không còn nhiều, nhưng trong khả năng của mình, ngài dự trù đi đến cùng công việc cải cách của mình. Tuy nhiên tác động của ngài nhắm đến não trạng của Giáo hội hơn là cơ cấu của nó. Và ngài dựa trên ba trụ: thiêng liêng, “một cuộc cách mạng của lòng dịu dàng” mà Giáo hội công giáo phải nắm, lời chủ yếu không còn là luật lệ luân lý nhưng là “lòng thương xót”; giáo hội, Đức Phanxicô lên án mãnh liệt những gì mà chức thánh đội lốt tinh thần “thời thượng”; địa chính trị, người Nam Mỹ, ngài mong muốn hành tinh của chúng ta mang tinh thần tôn trọng môi sinh, được cai trị bởi một tinh thần huynh đệ, tương trợ. Trong khả năng của mình, ngài tấn công mạnh những ai xây “bức tường” hoặc những người khinh bỉ người nghèo. Thậm chí ngài còn gây sốc khi kêu gọi Âu châu đón nhận người di dân, đưa bàn tay ra với người hồi giáo…
Tuy nhiên sự năng động cá nhân này của Đức Phanxicô không che được sự kiện năm thứ tư triều giáo hoàng của ngài buộc ngài phải đánh dấu bước đi của mình. Nếu bên ngoài Giáo hội, tầm mức được mến chuộng của ngài vẫn còn giữ nguyên, nhưng bên trong Giáo hội thì đã suy giảm. Và trong các phạm vi không còn là vô hại.
Trong hai tháng gần đây, ở Pháp đã có ba quyển sách xuất bản để bảo vệ một giáo hoàng bị cô lập. Nữ ký giả Virginie Riva mở đầu với quyển sách Giáo hoàng này, người làm phiền (Ce pape qui dérange, Nxb. Atelier), tiếp đó là ký giả Jean-Louis de la Vaissière với: Phanxicô trong tâm bão(François dans la tempête, Nxb. Salvator) và ký giả Arnaud Bédat, Phanxicô, một mình chống tất cả(François seul contre tous, enquête sur un pape en danger, Nxb. Flammarion enquête).
Họ nêu lên một bầu khí “khó chịu” thấy rõ ở Rôma về sự việc này. Người ta cũng nhắc đến những người được cho là “kẻ thù” – những người bảo thủ – đó là chiến thuật gây “bất ổn” cho Đức Giáo hoàng. Dù sao, cũng không cần thiết để gây ấn tượng với tu sĩ Dòng Tên khéo léo, người của Chúa, nhưng cũng là người của quyền lực, như chúng ta thấy trong cách quản trị uy quyền của ngài, cũng như trong đường lối rất chủ ý của ngài qua các việc bổ nhiệm. Còn về bầu khí thông đồng thì chỉ là nét biếm họa, vì nội bộ Giáo hội công giáo luôn được sinh ra trong chính các chống đối vi tế của mình. Và Đức Phanxicô, với sự rắn rỏi và phương cách của mình, ngài đóng góp vào việc xẻ thớ này.
Như thế năm thứ năm triều giáo hoàng của ngài sẽ đặt trọng tâm nhiều hơn vào các vấn đề nội bộ. Đức Phanxicô biết ngài phải nương theo sự tế nhị chịu đựng của việc cải cách trong vấn đề người ly dị tái hôn. Một cải cách mở một cách quảng đại ra cho các cộng đoàn, nhưng nó cũng âm thầm chia rẽ. Ngài cũng chuẩn bị tinh thần giáo dân cho cuộc cải cách còn tế nhị hơn, gián tiếp ảnh hưởng đến bậc sống độc thân của các linh mục, khi tình trạng thiếu linh mục đã ở mức báo động: phong chức thánh cho các ông đã lập gia đình khi họ ở một độ tuổi chín muồi, các viri probati.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch từ lefigaro.fr, Jean-Marie Guénois, 2017-03-10
Nguồn: phanxico
Đăng nhận xét
Đăng nhận xét