Vào buổi chiều lịch sử ở Rôma, ở tận phía nam thế giới, nơi quê cha đất tổ của tân giáo hoàng vừa được bầu chọn là bốn giờ sau giờ Rôma. Là buổi chiều ở Buenos Aires. Cảnh trí diễn ra ở quán cà phê nhỏ góc đường Medrano và Humahuaca. Một quán cà phê tiêu biểu của giới bình dân như hàng trăm quán này ở thủ đô Buenos Aires, nơi tiệm ăn dọn các món tùy ý, rất đặc biệt như các bánh ngọt nhỏ factura, hoặc bánh mì nóng kẹp thịt carlito. Bà Alicia Oliveira, người bạn già lâu đời của Hồng y Bergoglio dí điếu thuốc trên hè đường, như thông lệ, bà đẩy cánh cửa bước vào tiệm, bà lịch sự chào người phục vụ và gọi một ly cà phê sửa rồi xem truyền hình trước mặt bà. Và bỗng trên màn hình chạy hàng chữ: “Giáo hoàng Bergoglio”. Bà không tin vào mắt mình, người bà cứng đơ và nước mắt tuôn như suối. “Vì sao vậy?”, Tại sao bà buồn? Ông Bergoglio là người không tốt sao?”, ông chủ quán hỏi bà, ông quá tự hào vì ông cũng mang tên Francisco như tân giáo hoàng. Mắt không rời màn hình, bà nói giữa hai tiếng nấc: “Không, tôi hạnh phúc cho ngài, nhưng tôi buồn vì tôi sẽ không bao giờ thấy được ngài nữa1.”
Ở đầu phía kia thủ đô, trong căn nhà khiêm tốn đường Ituzaingó thuộc vùng ngoại ô Buenos Aires, một phụ nữ tóc bạc, nước mắt cũng tuôn như suối trước màn hình. Đó là bà Maria Elena Bergoglio. Bà sẽ không bao giờ quên hình ảnh quá mạnh này, hình ảnh không thể nào xóa đi trong ký ức của bà, hình ảnh bà giữ tận đáy lòng mình, đó là hình ảnh anh mình lần đầu tiên xuất hiện ở ban công Đền thờ Thánh Phêrô.
Bà thì thầm: “Gương mặt của anh thật trọn vẹn. Một cảm giác quá mạnh. Tôi đã khóc, dĩ nhiên. Tôi không ngờ có chuyện này. Anh cũng không; khi anh ra đi, anh nói với tôi: “Khi anh về, mình gặp nhau.” Kể từ giây phút đó là tôi như… điên, tôi quá chóng mặt! Điện thoại reo không ngừng, cho đến cả đêm. Tôi không hình dung một chút nào đó là anh tôi! Khi nhìn khói trắng bay lên, con trai tôi và tôi còn nói đùa, có thể đó là Hồng y người Ba Tây, một hồng y tôi thích. Còn anh tôi thì anh không để ý ai sẽ là giáo hoàng, anh còn nói với tôi, anh mong một người Dòng Phanxicô được chọn. Khi tôi nghe Hồng y người Pháp xướng tên Dominum Giorgium Marium…, nghe tới đó, tôi không còn nghe tiếp được nữa. Tên họ, tên Phanxicô được xướng tiếp, tôi không còn nghe gì nữa. Không còn gì nữa2.”
Trong vài giây, một mình trong phòng Nước Mắt, một căn phòng bên cạnh Nhà Nguyện Sixtine, Jorge Mario Bergoglio, hồng y Argentina kín đáo và gần như không ai biết trở thành Giáo hoàng Phanxicô, sẽ thành người nổi tiếng nhất, người được thấy nhiều nhất thế giới. Ngài cân nhắc những gì đang chờ mình, không phải chỉ với gánh nặng trách nhiệm nhưng còn với các hiểm nguy của sứ vụ ngài sẽ đối diện.
“Trước khi chấp nhận, ngài kể, tôi xin ở một mình vài phút (…). Tôi không còn biết nghĩ gì, tôi bị cơn lo lắng xâm chiếm. Để làm dịu xuống cơn lo lắng và để lấy lại bình tỉnh, tôi nhắm mắt và tôi không nghĩ gì. Xa hết mọi tư tưởng, ngay cả việc từ chối trách nhiệm mà thủ tục cho phép làm. Sau một lúc, một ánh sáng xâm chiếm lấy tôi, chỉ xảy ra trong một phút ngắn ngũi mà tôi cảm thấy như vô tận. Rồi ánh sáng biến mất, tôi bật đứng dậy và đi về phòng, nơi các hồng y đang chờ tôi để làm thủ tục chấp nhận. Tôi ký và Hồng y nhiếp chính ký bên cạnh, và chúng tôi đi ra, và Habemus papam được xưóng lên…”
“Điều làm tôi rất xúc động là trước khi đi ra ban công, ngài đã tìm cách điện thoại cho tôi, Đức Bênêđictô XVI tiết lộ sau này. Nhưng ngài không gặp được tôi vì chúng tôi đang ngồi trước máy truyền hình.” Tân giáo hoàng đã dùng chiếc điện thoại “nổi tiếng” nằm bên trái khi đi vào phòng Nước Mắt, căn phòng người ta thường ít đến, để gọi cho Đức Giáo hoàng Danh dự nhưng không được, vì ngài đang xem truyền hình.
“Gần một giờ trước khi đi theo tân giáo hoàng ra ban công Đền thờ Thánh Phêrô, với niềm tự hào và xúc động, Đức Ông Guillermo Karcher, người Argentina duy nhất làm việc ở Dinh Tông Tòa trước khi có Đức Phanxicô, kể, tôi ở trong số những người tham dự mật nghị cùng với các nhân viên nghi lễ khác. Và khi mọi người vui mừng và tò mò nhìn khói trắng bay lên ở Nhà Nguyện Sixtine, cánh cửa của extra omnes mở và tôi thấy xuất hiện một người mặc áo trắng, người mới trước đây là Tổng Giám mục Buenos Aires của tôi. Bây giờ khi nhớ lại, tôi vẫn còn niềm vui và xúc động này, một niềm vui không diễn tả được.”
Ngay từ khi ngài lên ngai Thánh Phêrô, sứ điệp của ngài luôn rõ ràng: “Tôi muốn một Giáo hội nghèo cho người nghèo”. Xuất hiện lần đầu tiên trước công chúng ở ban công Đền thờ Thánh Phêrô, dưới ống kính của cả thế giới, ngài mặc chiếc áo chùng trắng đơn sơ, ngài từ chối mặc áo ren ngắn, áo choàng ngắn đỏ và khăn các phép, ngài chỉ dùng khăn các phép khi ban phép lành cho giáo dân: các phẩm phục thiêng liêng dành cho phụng vụ. Và ngài cũng đã báo trước, một vài người cũng đã biết, “lễ hội đã chấm dứt”.
Phỏng vấn với bà Alicia Oliveira, Buenos Aires, tháng 3-2013.
Nói chuyện với tác giả tại Ituzaigó, tháng 3 và tháng 7-2013.
Marta An Nguyễn chuyển dịch | Trích sách Phanxicô, một mình chống tất cả. Arnaud Bédat, Nxb. Flammarion.
Nguồn: phanxico
Đăng nhận xét
Đăng nhận xét